1. Tên ngành đào tạo: Bác sĩ chuyên khoa cấp II chuyên ngành Da liễu (The Second Degree Specialist Program in Dermatology)

2. Trình độ đào tạo: Sau đại học

3. Yêu cầu về kiến thức

Cập nhật, tổng hợp được các kiến thức về Y học cơ sở và chuyên ngành để vận dụng trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng và phòng bệnh da liễu.

Chủ trì, tham gia và đánh giá được các hoạt động trong nghiên cứu khoa học về lĩnh vực da liễu

Vận dụng được các kiến thức về phương pháp nghiên cứu khoa học và ứng dụng tin học để hướng dẫn đồng nghiệp trong thực hành nghề nghiệp chuyên ngành da liễu.

4. Yêu cầu về kỹ năng

4.1. Kỹ năng cứng

Thực hiện thành thạo các kỹ năng khám, chẩn đoán, điều trị và tư vấn GDSK về bệnh da liễu thường gặp.

Chỉ định, phân tích và cập nhật được các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp hỗ trợ chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu.

Sử dụng thuần thục một số trang thiết bị, thực hiện thành thạo các thủ thuật, kỹ thuật cơ bản trong chẩn đoán và điều trị các bệnh da liễu.

Hướng dẫn được đồng nghiệp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn, nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực da liễu

4.2. Kỹ năng mềm

Giao tiếp chuẩn mực với người bệnh, người nhà người bệnh và đồng nghiệp.Ứng dụng có hiệu quả công nghệ thông tin trong công tác khám bệnh chữa bệnh và nghiên cứu khoa học.

Tiếng Anh đạt trình độ bậc 4 khung ngoại ngữ 6 bậc dành cho người Viêt Nam.

Phối hợp tốt với đồng nghiệp để triển khai các hoạt động nghề nghiệp, các chương trình Y tế về da liễu (bệnh phong, các bệnh lây truyền qua đường tình dục) tại bệnh viện, các cơ sở y tế và tại cộng đồng.

5. Yêu cầu về thái độ

Nhận thức được tầm quan trọng của việc chẩn đoán, điều trị, tư vấn, GDSK phòng chống các bệnh Da liễu trong chăm sóc sức khỏe nhân dân.

Tận tụy, yêu nghề, tôn trọng, chia sẻ và hết lòng phục vụ người bệnh trong thực hành nghề nghiệp về chuyên ngành da liễu..

Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của cán bộ y tế, tôn trọng và chân thành, trung thực hợp tác với đồng nghiệp.  

Tôn trọng sự đa dạng về các nền văn hóa, phong tục tập quán của cộng đồng các dân tộc trong thực hành nghề nghiệp.

6. Vị trí làm việc của người học sau tốt nghiệp

Các khoa/phòng khám Da liễu tại các cơ sở y tế công lập và ngoài công lập.

Các Viện nghiên cứu, các trường Đại học và Cao đẳng Y tế.

Các cơ quan quản lý nhà nước về y tế.

7. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi ra trườngTiến sĩ Y học (Doctor of Philosophy).