Điều trị bệnh thận mạn như thế nào?

Điều trị bảo tồn chức năng thận: áp dụng cho giai đoạn 1 đến 4 và có thể áp dụng cho giai đoạn 5 nếu bệnh nhân vẫn còn đáp ứng tốt với điều trị bảo tồn, không có nhiễm độc urê máu và các biến chứng khác.

Điều trị thay thế thận áp dụng cho các bênh nhân BTM giai đoạn 5 không đáp ứng với điều trị bảo tồn, bao gồm: Lọc máu (chạy thận nhân tạo chu kỳ hoặc lọc màng bụng); Ghép thận: hiện nay, còn ít thông dụng do nguồn hiến thận hiếm, tốn kém và bệnh nhân phải điều trị với thuốc chống thải ghép suốt đời.

Vai trò của chế độ ăn KETO đối với điều trị bảo tồn BTM

Chế độ ăn keto là chế độ ăn giảm đạm kết hợp với keto acid. Ở người khỏe mạnh thận có nhiều chức năng quan trọng giúp duy trì sức khỏe cho cơ thể: lọc và bài tiết các chất độc; điều hòa nước và cân bằng nội môi; sản xuất một số hoocmon quan trọng ảnh hưởng đến chuyển hóa xương, tạo máu, điều hòa huyết áp. Suy giảm chức năng thận sẽ gây ra nhiều hậu quả nặng nề trên toàn cơ thể. Thành phần của chất đạm bao gồm 20 loại acid amin. Vì acid amin chứa nitơ và được chuyển hóa trong cơ thể tạo thành urê và creatinin (các chất độc cho cơ thể) bình thường các chất này sẽ được thận lọc và thải ra ngoài qua nước tiểu. Ở bênh nhân BTM do chức năng thận suy giảm nên khả năng lọc và đào thải chúng ra ngoài nước tiểu bị suy giảm. Nên nếu bệnh nhân BTM ăn thức ăn giàu đạm sẽ làm cho chúng ứ đọng lại trong cơ thể gây nên tình trạng nhiễm độc urê máu. Chính vì vậy cần hạn chế nitơ bằng cách ăn giảm đạm để hạn chế acid amin vào cơ thể từ đó sẽ hạn chế tăng urê máu. Tuy nhiên nếu bệnh nhân ăn giảm đạm sẽ làm cho cơ thể bị thiếu đạm gây suy dinh dưỡng. Do đó, các nhà khoa học đã nghĩ ra cách “tiêu hủy” nitơ trong acid amin và thay bằng chất keto. Chất mới thay thế acid amin được tạo ra chính là keto aicd hay ketoanalogue, chất này khi đi vào cơ thể sẽ gắp đi urê trong máu, sẽ làm giảm urê máu giúp giảm nhiễm độc urê máu, hạn chế tiến triển BTM. Thường liều keto acid được tính từ 0,5 – 0,6 mg/kg cân nặng/ngày, tức vào khoảng 6 – 9 viên keto acid/ ngày cho các bệnh nhân BTM điều trị bảo tồn.

Vai trò của chế độ ăn keto trong BTM

Khoa học đã chứng minh chế độ ăn keto mang lại nhiều lợi ích lớn lao trong điều trị BTM. Lợi ích lớn nhất là giúp làm chậm sự tiến triển BTM vào giai đoạn cuối và trì hoãn lọc máu. Các lợi ích bao gồm:

* Làm chậm sự tiến triển của BTM vào giai đoạn cuối

* Trì hoãn lọc máu  

* Giúp bệnh nhân không bị suy dinh dưỡng dù phải ăn rất giảm đạm  

* Cải thiện các biến chứng chuyển hóa  

* Giảm urê máu, cải thiện các triệu chứng của nhiễm độc urê máu  

* Giảm đạm niệu  

* Giảm phospho máu  

* Tăng nhạy Insulin  

* Bảo vệ chức nặng thận tồn lưu (chức năng thận còn lại)  

* Cải thiện chất lượng cuộc sống.  

Thực phẩm chứa nhiều đạm cần hạn chế

* Thịt động vật (thịt bò, thịt lợn nạc), thịt gia cầm (gà, vịt); thủy sản (cá, tôm, cua) và sản phẩm từ sữa, trứng

* Các loại hạt và đậu: như hạt điều, hạnh nhân, kê, hạt dẻ, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu sen, ngô...  

* Các loại rau như: rau muống, rau ngót, rau dền, rau mồng tơi  

* Các loại thực phẩm khác như: nấm, dừa, bia, mì trứng, nui trứng, bánh mì, cơm  

Các thực phẩm được phép ăn 

Bệnh nhân BTM nên ăn các loại thức ăn từ nguồn tinh bột chứa ít đạm như: khoai lang, miến dong, bột sắn dây, khoai sọ, khoai tây,... hoặc đường, mật ong hoặc nhiều dầu ăn. Các loại rau quả như: dưa leo, bầu, bí, su hào, mướp, cà rốt, bắp cải, rau diếp, cà chua, táo, mơ, đào, lê, dứa, quýt, xoài chín.

Đối với các loại rau, nên luộc rau để loại bớt kali rồi xào lên trước khi ăn.

Tác giả: Chi đoàn Sau đại học