Chuối là loại thực phẩm phổ biến ở nhiều quốc gia, đặc biệt khu vực Đông nam  Châu Á. Chuối có nhiều loại, nhiều màu sắc khác nhau, chuối rất lành mạnh và ngon. Chúng chứa một số chất dinh dưỡng thiết yếu và cung cấp lợi ích cho tiêu hóa, sức khỏe tim mạch và giảm cân. Ngoài việc rất bổ dưỡng, họ cũng là một thực phẩm ăn nhẹ rất tiện lợi. Tác giả sẽ chia ra 4 kỳ để cung cấp có hệ thống các thông tin về lợi ích sức khỏe của Chuối dựa trên bằng chứng khoa học. Trong kỳ 1 tác giả sẽ cung cấp 2 thông tin ban đầu về Chuối là dinh dưỡng thiết yếu và nồng độ đường vừa phải.

1. Chuối chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu

Chuối là một trong những loại trái cây phổ biến nhất trên thế giới, có nguồn gốc từ Đông Nam Á, bây giờ chúng được trồng ở nhiều nơi có khí hậu ôn đới trên thế giới. Chuối thay đổi về màu sắc từ khi xanh đến chín, kích thước và hình dạng đa dạng. Loại phổ biến nhất là Cavendish, là một loại chuối tráng miệng. Màu xanh lá cây khi chưa chín, nó sẽ vàng khi nó chín. Chuối chứa một lượng chất xơ hợp lý, cũng như một số chất chống oxy hóa, một quả chuối cỡ trung bình (118 gram), bao gồm một số chất dinh dưỡng như sau[1], [2].

    • Kali: 9% RDI

    • Vitamin B6: 33% của RDI

    • Vitamin C: 11% RDI • Magiê: 8% của RDI

    • Đồng: 10% của RDI • Mangan: 14% RDI

    • Carb thuần: 24 gram

    • Chất xơ: 3,1 gram

    • Protein: 1,3 gram

    • Chất béo: 0,4 gram

          RDI: Reference Daily Intake ( Lượng dinh dưỡng hàng ngày), lượng dinh dưỡng đáp ứng được mức 97-98% nhu cầu dinh dưỡng cho sức khỏe.

Mỗi quả chuối chỉ có khoảng 105 calo và hầu như chỉ chứa nước và carbs (Các bon hydrate). Chuối giữ rất ít protein và hầu như không có chất béo. Các carbon hydrate trong chuối xanh, chưa chín bao gồm chủ yếu là tinh bột và tinh bột kháng, nhưng khi chuối chín, tinh bột biến thành đường (glucose, fructose và sucrose).

Tóm lại, Chuối  rất giàu chất xơ, chất chống oxy hóa và một số chất dinh dưỡng. Một quả chuối cỡ trung bình có khoảng 105 calo.Chất béo: 0,4 gram

2. Chuối chứa chất dinh dưỡng có nồng độ đường vừa phài

Chuối rất giàu chất pectin, một loại chất xơ có trong cho thịt, nó có hình dạng cấu trúc xốp. Chuối chưa chín có chứa tinh bột kháng, hoạt động như chất xơ hòa tan và tiêu hóa tốt. Cả pectin và tinh bột kháng đều có thể làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và giảm sự thèm ăn bằng cách làm chậm quá trình làm rỗng dạ dày của bạn [3], [4]. Hơn nữa, chuối cũng xếp hạng thấp đến trung bình trên chỉ số đường huyết (GI: Glutamic Index), đó là một thước đo - từ 0-100 - về cách thức thức ăn nhanh làm tăng lượng đường trong máu. Giá trị GI của chuối chưa chín là khoảng 30, trong khi chuối chín xếp hạng khoảng 60. Giá trị trung bình của tất cả chuối là 51 [5],[6].

Điều này có nghĩa là chuối không gây ra những thay đổi lớn về lượng đường trong máu ở những người khỏe mạnh. Tuy nhiên, điều này có thể không áp dụng cho những người mắc bệnh tiểu đường loại 2, những người có lẽ nên tránh ăn quá nhiều chuối chín – và cần theo dõi lượng đường trong máu của họ một cách cẩn thận.

Tóm lại, Chuối có thể giúp làm giảm lượng đường trong máu sau bữa ăn và có thể làm giảm sự thèm ăn bằng cách làm chậm tiêu hóa tại dạ dày.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.      ShinichiSomeyaaYumikoYoshikibKazuyoshiOkubob (2002), “Antioxidant compounds from bananas (Musa Cavendish)”, Elsevier, Volume 79, Issue 3, November 2002, Pages 351-354.

2.      Kanazawa K1, Sakakibara H.(2000), “High content of dopamine, a strong antioxidant, in Cavendish banana”, J. Agric Food Chem. 2000 Mar;48(3):844-8.

3.   Schwartz SE1, Levine RA, Weinstock RS et all (1998), “Sustained pectin ingestion: effect on gastric emptying and glucose tolerance in non-insulin-dependent diabetic patients”, Am J Clin Nutr. 1988 Dec;48(6):1413-7.

4.   Raben A1, Tagliabue A, Christensen  at all (1994), “Resistant starch: the effect on postprandial glycemia, hormonal response, and satiety”, Am J Clin Nutr. 1994 Oct;60(4):544-51.

5.   Atkinson FS1, Foster-Powell K, Brand-Miller JC (2008), “International tables of glycemic index and glycemic load values”, J,Diabetes Care. 2008 Dec;31(12):2281-3. doi: 10.2337/dc08-1239. Epub 2008 Oct 3.

6. Topping DL1, Clifton PM (2001), “Short-chain fatty acids and human colonic function: roles of resistant starch and non-starch polysaccharides”, Physiol Rev.J, 2001 Jul;81(3):1031-64.

                                               Người dịch: PGS. TS Hạc  Văn Vinh