Trong chuyên mục sẽ đề cập đến một số quan trọng nhất, vitamin và khoáng chất khi mang thai sẽ giúp mẹ có thêm kiến thức và có thể chọn cho mình một sản phẩm tốt để sinh con không bị dị tật, phát triển trí não, thông minh, khỏe mạnh:

1, Sắt (Fe): đóng vai trò quan trọng trong quá trình mang thai, cần thiết cho quá trình tạo máu và tạo nhân tế bào. Thiếu sắt ở phụ nữ mang thai sẽ dẫn tới thiếu máu, ảnh hưởng tới quá trình vận chuyển oxy ở cả mẹ và thai nhi, tăng nguy cơ sinh non, nhiễm trùng hậu sản, trẻ sinh ra hay bị nhẹ cân, vàng da sau sinh...

Theo khuyến cáo Tổ chức y tế thế giới, phụ nữ mang thai nên uống bổ sung thêm sắt mỗi ngày, uống kéo dài tới sau khi sinh một tháng. Liều bổ sung là 60mg sắt. Ngoài ra cũng nên sử dụng các thực phẩm có tăng cường sắt, acid folic cho phụ nữ mang thai.

Hiện nay sắt được bổ sung trong các sản phẩm thuốc hay thực phẩm bảo vệ sức khoẻ chủ yếu từ hai dạng phổ biến là: Sắt (II) fumarate và Sắt (III) hydroxide polymaltose.Phụ nữ mang thai nên chọn sản phẩm có chứa Sắt (III) hydroxide polymaltose khi uống sẽ ít mùi tanh, táo bón, buồn nôn như khi dùng Sắt (II) fumarate. Một điều quan trọng cần lưu ý là hàm lượng Sắt nguyên tố trong sản phẩm, nên chọn sản phẩm có hàm lượng Sắt nguyên tố ít nhất là 50mg.

Quy đổi Sắt dạng hợp chất sang Sắt nguyên tố
Sắt (II) fumarate 152mg tương đương Sắt nguyên tố 50mg
Sắt (III) hydroxide polymaltose 178,5mg tương đương Sắt nguyên tố 50mg

2, Acid folic: hay là vitamin B9. Acid folic có nhiều trong gan, rau cải có màu xanh đậm, mầm lúa mì, men, lòng đỏ trứng, nước cam. Vai trò của Acid folic rất cần thiết cho phụ nữ mang thai. Bổ sung 400-600mcg từ trước và trong quá trình mang thai giúp giảm đáng kể nguy cơ con bị các khuyết tật như hở cột sống, thai vô sọ, thoát vị não – màng não, sứt môi hở hàm ếch.

3, DHA/EPA  (Docosa Hexaenoic Acid/Eicosapentaenoic acid)

Khoa học đã chứng minh, DHA có sự liên hệ chặt chẽ với sự phát triển vòng đầu, cân nặng và chiều dài của trẻ sơ sinh, nó giúp tham gia vào việc cấu tạo khung xương của trẻ và duy trì và tăng khối lượng xương, đồng thời giảm nguy cơ loãng xương tối đa bằng việc bằng mức Ca và tác động tới sự sinh ra và hoạt tính của tạo cốt bào.
Theo khuyến nghị của tổ chức y tế thế giới WHO, phụ nữ mang thai cần được bổ sung 100-200mg DHA và EPA mỗi ngày, từ khi chuẩn bị và bắt đầu mang thai, đặc biệt trong 3 tháng cuối của thai kỳ khi não bộ của thai nhi phát triển mạnh mẽ nhất.
Khi lựa chọn sản phẩm bổ sung DHA/EPA cần chú ý tỷ lệ %DHA, %EPA trong công thức: ví dụ DHA (10%) hàm lượng 50mg tức là trong đó chỉ có 5mg DHA hay DHA 40% hàm lượng 150mg tức là trong đó có 60mg DHA.
4, Canxi
Canxi cần thiết cho việc hình thành xương và răng ở thai nhi. Nhu cầu canxi ở phụ nữ mang thai khoảng 800- 1000mg mỗi ngày. Canxi có nhiều trong tôm, cua, sữa, cá, đậu, phomai. Ngoài việc bổ sung canxi qua chế độ ăn, thai phụ có thể sử dụng thêm sữa hoặc canxi từ thuốc, thực phẩm bảo vệ sức khỏe để tránh các hiện tượng chuột rút.
Nhu cầu canxi của phụ nữ mang thai tăng cao trong 3 tháng giữa của thai kỳ, đặc biệt là 3 tháng cuối do sự phát triển nhanh chóng của thai nhi. Nếu không được cung cấp đủ canxi, thai nhi sẽ tự “rút” canxi từ cơ thể của người mẹ để phục vụ quá trình hình thành xương, hộp sọ. Thông thường, thai phụ khi mang bầu đến tháng thứ 4 của thai kỳ nên bắt đầu uống canxi để cung cấp đủ lượng canxi cần thiết cho cả mẹ và con.
5, Chất xơ
Tăng cường bổ sung chất xơ trong chế độ dinh dưỡng còn giúp mẹ bầu kiểm soát cân nặng hiệu quả; các vấn đề tiêu hóa thường gặp khi mang thai: đầy hơi, ợ nóng, táo bón, trĩ; đồng thời giảm thiểu đáng kể tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường thai kỳ và các vấn đề tim mạch.
Theo Viện Sức khỏe & Phát triển Con người Quốc gia (NICHD), bệnh tiểu đường thai kỳ ảnh hưởng đến khoảng 5% phụ nữ mang thai ở Hoa Kỳ, hoặc khoảng 200.000 phụ nữ mỗi năm.
Các chuyên gia khuyến nghị mọi người nên tiêu thụ 14 gram chất xơ cho 1.000 calo và 28 gram chất xơ mỗi ngày, dựa trên chế độ ăn 2.000 calo. Nếu bạn cứ tăng 10 gram chất xơ mỗi ngày sẽ làm giảm 26% tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường khi mang thai.
Ngoài ra phụ nữ mang thai cần bổ sung thêm Vitamin A, D, E, B1, B2, B5, B6.. và Magie, Kẽm, Iod.. các khoáng chất cho cơ thể bằng thực phẩm hàng ngày hoặc thực phẩm bổ sung.