Các nhà nghiên cứu Trung Quốc trước đây cũng đã từng đưa ra giả thiết rằng những người không có triệu chứng nhiễm vi rút 2019-nCoV có thể truyền vi rút nhưng họ không đưa ra được bằng chứng rõ ràng. Ông Anthony Fauci, giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Hoa Kỳ, nói với các nhà báo rằng “sau khi đọc bài báo này trên Tạp chí NEJM thì không có nghi ngờ gì nữa về việc bệnh lây truyền khi không có triệu chứng nhiễm vi rút 2019-nCoV đang xuất hiện. “Nghiên cứu này chấm dứt các câu hỏi liệu rằng vi rút có thể được truyền từ người không có triệu chứng hay không”. Nhưng hiện nay thông tin trên được cho là không chính xác. Viện Robert Koch (RKI), Cơ quan Y tế Công cộng của chính phủ Đức, đã viết một lá thư gửi tạp chí NEJM để cung cấp thông tin chính xác về tình huống đã xảy ra, cho dù cơ quan này không có liên quan đến bài báo. Top of Form Bottom of Form Bức thư được gửi tới NEJM mô tả một chùm ca bệnh bắt đầu sau khi một nữ doanh nhân đến từ Thượng Hải tới thăm một công ty gần Munich vào ngày 20 và 21 tháng 1 năm 2020, tại nơi cô có cuộc gặp với bốn người đầu tiên đã bị bệnh sau cuộc gặp mặt đó. Quan trọng là cô ấy đã không bị ốm tại thời điểm đó. Các tác giả đã viết rằng “Trong thời gian ở đó, cô ấy khỏe, không có dấu hiệu hay triệu chứng nhiễm trùng nhưng lại bị ốm trên chuyến bay trở về Trung Quốc”. Tác giả viết “Thực tế là những người không có triệu chứng là nguồn lây nhiễm vi rút 2019-nCoV tiềm tàng, đây chính là lý do chính đáng để đánh giá lại cách thức truyền bệnh của đợt bùng phát dịch hiện nay”. Thực tế là các nghiên cứu viên chưa trao đổi với nữ doanh nhân này trước khi họ công bố bài báo. Tác giả cuối cùng, Michael Hoelscher thuộc Trung tâm Y tế Đại học Ludwig Maximilian, nói rằng nội dung bài báo dựa trên thông tin thu được từ bốn bệnh nhân khác: “Họ kể với chúng tôi rằng bệnh nhân đến từ Trung Quốc không có bất kỳ triệu chứng nào.” Tuy nhiên, sau đó RKI và Cơ quan An toàn Thực phẩm và Sức khỏe của bang Bavaria đã nói chuyện với bệnh nhân ở Thượng Hải qua điện thoại, và hóa ra cô ấy đã có triệu chứng khi ở Đức. Thông tin từ những người tham gia cuộc gọi cho nữ doanh nhân cho biết, cô ấy cảm thấy mệt mỏi, bị đau cơ và đã uống paracetamol, một loại thuốc hạ sốt. (Người phát ngôn của RKI mong muốn xác nhận với Tạp chí Science rằng người phụ nữ này đã có triệu chứng). Hoelscher không tham gia cuộc gọi này, ông nói: “Ông đã hỏi Cơ quan An toàn Thực phẩm và Sức khỏe của Bavaria rằng liệu thông tin từ cuộc nói chuyện qua điện thoại đó có đúng hay không và được trả lời là không đúng”. (Bộ y tế của Bavaria, Cơ quan An toàn Thực phẩm và Sức khỏe là một đơn vị trực thuộc, vẫn chưa đáp ứng yêu cầu cung cấp thông tin của Tạp chí ScienceInsider). Tuy nhiên, RKI đã không đồng ý. Người phát ngôn của RKI xác nhận đã gửi một bức thư về sai sót này tới Tạp chí NEJM. RKI cũng thông báo cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các cơ quan đối tác châu Âu về thông tin mới này. Nhà vi rút học, Christian Drosten thuộc Bệnh viện Đại học Charité ở Berlin, người đã nghiên cứu trong phòng thí nghiệm và là một trong những tác giả của bài báo nói rằng “tôi cảm thấy rất tồi tệ khi chuyện này xảy ra nhưng tôi nghĩ không có bất kỳ ai mắc lỗi trong trường hợp này”. “Thực tế tại thời điểm ban đầu do không thể liên lạc ngay được với nữ doanh nhân này và mọi người cho rằng thông tin này cần được công bố nhanh chóng”. Marc Lipsitch, một nhà dịch tễ học tại Trường Y tế Công cộng Chan T.H thuộc đại học Harvard cho biết rằng: Coi một trường hợp bệnh không có triệu chứng mà không có sự trao đổi với người đó là tình huống có vấn đề/cần xem xét. Việc thu thập thông tin bằng cách hồi cứu lại dường như là sự lựa chọn tồi tệ. Tuy nhiên, ông cũng nói thêm rằng trong trường hợp khẩn cấp, thường không thể trao đổi được với tất cả mọi người. “Tôi cho rằng đây là một nhóm nghiên cứu rất cố gắng tìm ra ý tưởng tốt nhất cho tình hình thực tế một cách nhanh chóng mà không phải do ai đó đang cố gắng bất cẩn”. Cơ quan Y tế Công cộng của Thụy Điển cũng có phản ứng ít độ lượng hơn. “Các nguồn thông tin cho rằng vi rút corona có thể lây nhiễm trong thời gian ủ bệnh là thiếu bằng chứng khoa học để phân tích trong bài báo của họ” – thông tin này được viết trong phần các câu hỏi thường gặp được đăng trên trang Web của họ ngày hôm qua. “Điều này xảy ra với một bài báo trên Tạp chí NEJM, bài báo sau đó được chứng minh là có chứa những thông thiếu chính xác và sai sót lớn”. “Ngay cả khi các triệu chứng không đặc hiệu, điều đó không có nghĩa là nhiễm trùng khi  không có triệu chứng” - Isaac Bogoch một bác sỹ chuyên khoa truyền nhiễm tại Đại học Toronto. Không có triệu chứng có nghĩa là không có bất cứ một dấu hiệu nào của bệnh. Nó có nghĩa là bạn cảm thấy bình thường. Chúng ta phải cẩn trọng với câu từ của mình. Hoelscher đồng ý rằng bài báo đáng lẽ phải rõ ràng hơn về nguồn gốc thông tin liên quan đến sức khỏe của nữ doanh nhân. Ông ấy nói “Nếu như hôm nay tôi viết bài báo này, tôi sẽ viết khác”. Ông cũng nói do nhu cầu chia sẻ thông tin nhanh nhất có thể, cùng với việc NEJM mong muốn công bố sớm, đã tạo ra rất nhiều áp lực. Cho dù dữ liệu công bố với công chúng nhanh như thế nào trong bối cảnh khủng hoảng toàn cầu đang gia tăng, vẫn rất là tốt phải có bình duyệt thận trọng hơn vào lúc này, Lipsitch nói: “Tôi nghĩ rằng việc bình duyệt xem nhẹ hơn vào thời điểm giữa dịch bệnh đang bùng phát so với tốc độ bình thường và chất lượng dữ liệu trong các bài báo cũng kém chắc chắn hơn”. Thực tế là bài báo đã viết sai: không có có nghĩa là sự lây truyền từ những người không có triệu chứng không xảy ra. Fauci, một nghiên cứu viên vẫn tin rằng điều đó vẫn xảy ra. Ông nói "Tối nay tôi đã gọi điện cho một trong những đồng nghiệp của tôi ở Trung Quốc, một nhà khoa học về bệnh truyền nhiễm và cán bộ y tế rất được kính trọng”. “Anh ấy nói rằng anh ấy tin có việc có người mắc bệnh nhưng không có triệu chứng và  một số người không có triệu chứng đang truyền bệnh cho người khác". Tổ chức Y tế thế giới cho rằng “Nhưng ngay cả khi sự việc diễn ra như vậy, lây truyền không có triệu chứng có thể đóng một vai trò nhỏ trong lây nhiễm dịch bệnh nói chung”. Trong một báo cáo vào chiều thứ Bảy về tình hình dịch bệnh cho rằng những người ho hoặc hắt hơi có nhiều khả năng lây lan vi rút. Lipsitch nói rằng “nhiều dữ liệu có thể sẽ sớm xuất hiện và chúng ta phải chờ đợi”. Drosten nói, chùm bệnh nhân ở Đức không đưa ra được khía cạnh làm chú ý về chủng về vi rút mới.  Cho đến nay, hầu hết sự chú ý đổ dồn vào những bệnh nhân bị bệnh nặng, nhưng cả bốn trường hợp ở Đức đều bị bệnh ở mức độ rất nhẹ. Drosten nói rằng điều này có thể đúng với nhiều bệnh nhân hơn, có thể giúp vi rút lây lan. Ông ấy nói, càng ngày càng có cảm giác rằng bệnh nhân có thể chỉ trải qua các triệu chứng cảm lạnh nhẹ, trong khi vi rút đã được phát tán”. “Mà đây  không phải là dấu hiệu để mọi người cho rằng mình phải ở nhà”.