Trẻ sơ sinh có thể bị viêm phổi từ trong bụng mẹ (mầm bệnh từ mẹ truyền cho con qua bánh rau trong thời kỳ mang thai), hoặc mắc phải xung quanh cuộc đẻ (do mầm bệnh khu trú tại đường sinh dục của mẹ xâm nhập vào trẻ trong lúc đẻ), cả viêm phổi từ trong bụng mẹ và viêm phổi mắc phải xung quanh cuộc đẻ thường biểu hiện trong giai đoạn chu sinh, triệu chứng không đặc hiệu và thường nặng nên rất khó chẩn đoán phân biệt với các nguyên nhân gây suy hô hấp khác, và liên quan nhiều đến vấn đề sản khoa. Còn viêm phổi mắc phải sau sinh do lây nhiễm chéo trong bệnh viện hoặc do trẻ tiếp xúc với người mang mầm bệnh. 

1. Phân loại viêm phổi sơ sinh

* Viêm phổi sơ sinh

Là viêm phổi trong giai đoạn trẻ dưới 28 ngày . Viêm phổi sơ sinh có thể được phân loại tùy ý sớm và muộn. Có nhiều định nghĩa khác nhau của viêm phổi khởi phát sớm; một số tác giả đã sử dụng 48 giờ để làm điểm mốc đánh giá, những người khác đã đề xuất 7 ngày. 

* Viêm phổi trong tử cung

Lây qua đường rau thai hoặc do nhiễm trùng bẩm sinh trong tử cung (nhiễm khuẩn chủ yếu là do TORCH: Toxoplasma, Rubella, Cytomegalovirus Herpes Simplex), thường có kết hợp ngạt thai nhi. Viêm phổi trong tử cung gọi là viêm phổi sớm, dấu hiệu lâm sàng rất nặng giống như nhiễm khuẩn huyết, có các triệu chứng của ngạt trước sinh, suy hô hấp, ngừng thở và tử vong sớm trong vòng 24h đầu . Đôi khi suy hô hấp xuất hiện muộn chỉ có dấu hiệu thở nhanh trong ngày đầu tiên

* Viêm phổi sau sinh

Thường xuất hiện 2-3 tuần sau sinh, thường do tụ cầu vàng, vi khuẩn gram âm. Có thể lây nhiễm qua tiếp xúc hoặc nhiễm khuẩn bệnh viện.

2. Căn nguyên viêm phổi sơ sinh

HIV: Human Immunodeficiency Virus; CMV: Cytomegalovirus

HSV: Herpes simplex virus

RSV: Respiratory Syncytial Virus Pneumonia.

3. Các dấu hiệu thường gặp

* Triệu chứng toàn thân

-  Dấu hiệu tím: Đó là dấu hiệu của sự thiếu oxy máu trầm trọng.

- Bỏ bú, bú kém: Mặc dù không phải là dấu hiệu đặc trưng của viêm phổi, nhưng là dấu hiệu lâm sàng quan trọng để tiên lượng bệnh.

- Dấu hiệu li bì: Là dấu hiệu không đặc hiệu của bệnh viêm phổi, nhưng nó thể hiện tình trạng nặng của bệnh viêm phổi, vì lúc đó đứa trẻ rơi vào tình trạng kiệt sức, trạng thái thần kinh bị ức chế.

- Sốt là khi nhiệt độ ở nách ≥ 37,50C và hạ nhiệt độ khi ≤ 360C.

* Triệu chứng hô hấp

 Ho: Trẻ sơ sinh phản xạ ho yếu, thậm chí không có phản xạ ho, do hệ thống hô hấp của trẻ sơ sinh còn chưa hoàn chỉnh nên phản xạ với kích đường hô hấp yếu.  

-  Thở rên: Là dấu hiệu nặng, nhóm trẻ viêm phổi nặng chiếm tỉ lệ cao

Khò khè: Do hiện tượng phù nề và tiết nhiều đờm dãi làm hẹp lòng phế quản, cản trở thông khí

- Rút lõm lồng ngực(RLLN): Dấu hiệu RLLN là biểu hiện bệnh viêm phổi nặng. Riêng đối với trẻ sơ sinh RLLN mạnh mới có giá trị vì lúc này lồng ngực còn mềm.

- Thở nhanh (Đối với trẻ sơ sinh ≥ 60 l/p

 - Cơn ngừng thở: Ngưng thở cũng có thể được định nghĩa là ngừng thở ít hơn 20 s trong sự hiện diện của nhịp tim chậm hoặc tím tái

- Suy hô hấp cấp là tình trạng hệ hô hấp không đủ khả năng duy trì sự trao đổi khí theo nhu cầu cơ thể, gây giảm oxy máu có hoặc không có kèm tăng cacbonic máu, được biểu hiện qua kết quả đo khí máu động mạch, với PaO2 < 60mmHg, PaCO2 >50 mmHg khi thở với FiO2 = 21 %.

- Ran ẩm nhỏ hạt: Là dấu hiệu đặc trưng cho viêm phổi, xong có độ nhạy và độ đặc hiệu không cao.

Kết luận: Các dấu hiệu lâm sàng của viêm phổi sơ sinh khi đã phát hiện thường là các dấu hiệu muộn. Việc chẩn đoán ban đầu gặp nhiều khó khăn. Các trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán viêm phổi sơ sinh cần được điều trị tại viện.