Tính đến năm 2006, các sai sót về thuốc đã dẫn đến ít nhất 1,5 triệu vụ kiện bất lợi mà thực ra có thể ngăn ngừa được trong một năm (tại Hoa Kỳ). Những sự cố này đã gây tác hại nguy hiểm cho bệnh nhân, liên quan tới 98.000 ca tử vong mỗi năm. Nhóm nghiên cứu của Maki Muroi và cộng sự từ Trường Đại học Nevada Las Vegas, khoa học Y tế Cộng đồng, đã xem xét 1276 trường hợp được xác định rõ ràng liên quan đến các sai sót về thuốc ở 5 bệnh viện thuộc khu vực Tây Nam Hoa Kỳ từ tháng 11 năm 2011 đến tháng 7 năm 2014. Kết quả cho thấy:
• Tim mạch là loại thuốc phổ biến nhất liên quan đến các sai sót về thuốc trong tất cả các đơn vị bệnh viện ngoại trừ các đơn vị nhi khoa. Thuốc tim mạch là loại thuốc phổ biến nhất có liên quan đến các sai sót về thuốc (tổng cộng 24,7%). Đặc biệt, các sự cố liên quan đến thuốc chống đông máu chiếm 11,3%; trong đó heparin (4,7%), enoxaparin (29,7%) và warfarin (26,9%).
• Loại thuốc phổ biến thứ hai liên quan đến các sai sót về thuốc là kháng sinh (19,1%), đặc biệt là đối với vancomycin (6,1%).
• Các loại thuốc khác có liên quan đến các sai sót về thuốc là chất điện giải (11,3%), thuốc nội tiết (8,8%) và thuốc giảm đau (8,8%).
• Thuốc kháng sinh chiếm 38,5% các sai sót về thuốc ở khoa Nhi; 29,9% trong khoa Ngoại; 20,3% ở khoa Cấp cứu; 17,2% trong khoa Điều trị tích cực; và 16,4% ở khoa Tim mạch.
• Thật may là 65% các sự cố này đã không gây tác hại gì đối với bệnh nhân, 14% các sai sót đã được phát hiện trước khi xảy ra với bệnh nhân. Khoảng 10% các sự cố dùng thuốc này thực sự gây tác hại cho bệnh nhân và 11% bệnh nhân phải tăng cường theo dõi sau sự cố thuốc.
• Thuốc chiếm tỷ lệ cao nhất về các sai sót trong dùng thuốc mà gây hại cho bệnh nhân là furosemide (34,6%), enoxaparin (29,7%), insulin (15,2%) và vancomycin (14,1%).
• Penicillins chiếm 37% lỗi dẫn đến phải tăng cường theo dõi bệnh nhân.
• Nguy cơ cao sai sót liên quan đến heparin có thể là do sử dụng thuốc phức tạp, phải thường xuyên sử dụng các xét nghiệm trong phòng thí nghiệm để hiệu chỉnh liều, và cần phải thường xuyên kiểm tra các thông số chảy máu và đông máu. Trên cơ sở những phát hiện này, các tác giả kết luận rằng các sai sót về thuốc (thường liên quan đến điều dưỡng) là phổ biến, và các khoa Ngoại và khoa Điều trị tích cực là những nơi dễ xảy ra sai sót về thuốc nhất. Các loại thuốc có nguy cơ cao dễ bị sai sót là các thuốc tim mạch, kháng sinh, và chất điện giải. Các tác giả cho rằng, sự kết hợp của những bệnh nhân phức tạp phải dùng nhiều thuốc, các khoa đông bệnh nhân, nơi thiếu nhân viên làm việc và khối lượng công việc quá tải là các yếu tố thuận lợi dễ tạo ra một môi trường dễ có sai sót về thuốc xảy ra, thậm chí sự cố có thể xảy ra trong số những nhân viên có chăm chỉ và tích cực. Dựa trên những kết quả nghiên cứu, nhóm tác giả đã đưa ra những gợi ý là cần phải thường xuyên cung cấp các chương trình đào tạo và đào tạo lại, áp dụng tin học hóa trong quản lý sử dụng thuốc và giảm tải công việc cho bác sĩ và điều dưỡng có thể giúp giảm bớt các sai sót trong sử dụng thuốc tại các khoa lâm sàng trong bệnh viện.\
Tổng hợp: Nguyễn Trọng Hiếu
(Nguồn tham khảo tổng hợp từ Medscape Internal Medicine 2017)