Tất nhiên, tầm quan trọng của một nụ cười đẹp không phải là mới. Việc tìm kiếm vẻ đẹp đã có từ các nền văn minh sớm nhất như người Phoenicia (800 năm tcn). Đến thế kỷ 18 Pierre Fauchard (1678–1761) của Pháp cùng với một số đồng nghiệp đã khởi xướng và thúc đẩy ứng dụng thẩm mỹ trong nha khoa. Bài viết này xem xét một số nguyên tắc khác nhau chi phối nghệ thuật thiết kế nụ cười.

MỤC TIÊU CỦA THIẾT KẾ NỤ CƯỜI

Đây là bản thiết kế nhằm phác thảo một hệ thống nhai hài hoà và ổn định dựa trên quan điểm tối ưu hoá thẩm mỹ. Một nụ cười thẩm mỹ đòi hỏi một sự tích hợp hoàn hảo của thành phần mặt và thành phần nha khoa.

Thành phần mặt

Vẻ đẹp trên khuôn mặt được dựa trên các nguyên tắc thẩm mỹ liên quan đến sự đối xứng và tỷ lệ khuôn mặt. Phân tích, đánh giá và lập kế hoạch điều trị cho thẩm mỹ mặt thường liên quan đến phối hợp đa ngành có thể bao gồm: Chỉnh nha, phẫu thuật chỉnh hình, điều trị nha chu, nha khoa thẩm mỹ và phẫu thuật thẩm mỹ.

Theo quan điểm cổ điển, các chiều ngang và chiều dọc cho khuôn mặt lý tưởng như sau:

Hình 1: Một số tỷ lệ  trên khuôn mặt

Hình dạng cơ bản của khuôn mặt khi nhìn từ phía trước có thể là một trong những dạng sau: Vuông, tam giác, oval, hỗn hợp. Các dạng mặt nhìn nghiêng: Thẳng, lồi, lõm

Một số yếu tố quan trọng trong thiết kế:

Đường giữa mặt

Sự khác biệt nhỏ giữa đường giữa mặt và răng tối đa cho phép là 2 mm và đôi khi lớn hơn 2 mm trong một vài trường hợp. Đường giữa hàm trên và hàm dưới không trùng khớp chiếm 75% trường hợp. Sự không phù hợp giữa đường giữa hàm trên và hàm dưới không ảnh hưởng đến thẩm mỹ vì răng hàm dưới thường không nhìn thấy được khi mỉm cười. Đường giữa răng của hàm trên và hàm dưới nghiêng trục không được chấp nhân về mặt thẩm mỹ.

Mức độ lộ răng: Khi miệng ở tư thế thư giãn, hơi mở, răng trên nên được nhìn thấy  ở cá nhân trẻ. Khi độ tuổi tăng lên, giảm khối lượng và trương lưc cơ dẫn lộ ít răng hơn.

Ngữ âm: Ngữ âm là yếu tố quyết định chính của chiều dài răng. Các ngữ âm khác nhau được sử dụng như sau: Âm “M”, âm “E”, âm “F” và “V,” âm “S”.

Kích thước răng

Tỷ lệ nha khoa chính xác là chìa khóa để thiết kế nụ cười. Tỷ lệ chiều rộng trên chiều dài của răng nên xấp xỉ 4: 5 (0.8–1.0); tỷ lệ 75-80% chấp nhận phổ biến nhất. Các hướng dẫn khác để thiết lập tỷ lệ chính xác trong một nụ cười về mặt thẩm mỹ là: Tỷ lệ vàng của Lombardi và Levin, tỷ lệ RED của Ward, tỷ lệ M (Methot), đồng hồ đo thẩm mỹ của Chu.

Điểm quan trọng cần lưu ý ở đây là nó không phải là kích thước thực tế mà là kích thước khi nhìn từ phía trước. Tỷ lệ vàng Lombardi (1973) được phát triển bởi Levin (1978): Chiều rộng của răng cửa giữa nhân 0,618 bằng chiều rộng của răng cửa  bên. Tỷ lệ nha khoa thẩm mỹ của Ward (tỷ lệ RED): Tỷ lệ chiều rộng giữa các răng không đổi khi tiến từ đường giữa ra phía bên.  Ông đề nghị tỷ lệ chiều rộng của các răng nên là: Răng nanh 10%, răng cửa bên 15%, răng cửa giữa 25%.

Hình 2: Tỷ lệ vàng của Lombardi và Ward

Tỷ lệ M (Methot): Phương pháp này so sánh chiều rộng răng với chiều rộng khuôn mặt bằng phần mềm. Toàn bộ phân tích được thực hiện trong máy tính và do đó liên quan đến nhiều toán học hơn là phân tích nghệ thuật. 

Đồng hồ đo thẩm mỹ của Chu: Nghiên cứu của Tiến sĩ Chu ủng hộ khái niệm RED của Levin và bác bỏ tỷ lệ vàng.  Đây là công cụ phân tích nhanh, đơn giản và chẩn đoán các vấn đề về độ rộng của răng, các vấn đề về độ dài của răng và sự khác biệt về chiều dài của nướu; mã hóa màu định trước các tỷ lệ răng mong muốn, đây là phương pháp nhanh và dễ đọc.

Hành lang miệng đề cập đến khoảng tối có thể nhìn thấy trong  nụ cười ở phần góc của miệng. Sự xuất hiện của nó chịu ảnh hưởng bởi:

1.                  Chiều rộng của nụ cười và cung răng

2.                  Biểu cảm của các cơ mặt.

3.                  Vị trí của bề mặt hiện diện của các răng hàm nhỏ

4.                  Răng nanh

Hình 3:  Sự thay đổi của vùng tối ở góc miệng

Cung răng lý tưởng rộng và phù hợp với hình chữ U. Một cung răng hẹp thường không hấp dẫn vì vậy khoảng tối phía góc má khi cười nên được giữ ở mức tối thiểu. Vấn đề này có thể được giải quyết hoặc giảm thiểu bằng cách tái tạo lại các răng hàm nhỏ. Khoảng tối này không nên loại bỏ hoàn toàn để nụ cười trông có chiều sâu hơn. 

Cuối cùng, không có công thức cho thẩm mỹ trước, thay vào đó hình thái thẩm mỹ cuối cùng là một sự kết hợp của: Cân xứng qua đường giữa, chủ quan của chính bệnh nhân, ảnh hưởng của văn hóa và xã hội, thẩm mỹ của nha sỹ, giao tiếp hiệu quả với kỹ thuật viên labo.

Diện tiếp xúc giữa các răng nên tuân theo tuân theo quy tắc 50:40:30.

 

Hình 5: Quy tắc ICAs  50:40:30

Góc tạo bởi rìa cắn giữa 2 răng 

Vùng này cần được xuất hiện một cách tự nhiên. Các góc bằng nhau: Làm cho răng trông quá đồng đều. Ngoài ra, nếu góc quá sâu cũng sẽ có xu hướng làm cho răng trông kém tự nhiên.

Giới tính, tuổi tác và tính cách 

Hình thể  răng tạo ra ấn tượng về: Tuổi, tính cách  (tính nữ: răng tròn, mềm mại tinh tế; tính  nam: hình khối, cứng mạnh). Cá tính (Thông qua hình thể múi răng nanh hàm trên. Múi sắc nhọn biểu hiện tính cách hung hăng, thù địch. Múi răng cùn, ngắn: ính thụ động, mềm yếu)

Đối xứng và cân bằng

Đối xứng là sự sắp xếp hài hòa của một số yếu tố liên quan đến nhau qua đường giữa răng cửa trên , gồm:

+ Đối xứng tĩnh: Hình ảnh phản chiếu, răng cửa giữa hàm trên qua đường giữa.

+ Đối xứng động: Hai răng rất giống nhau nhưng không giống nhau. cho phép một tạo nụ cười năng động, độc đáo và tự nhiên hơn.

Cân bằng được quan sát khi mắt di chuyển xa từ đường giữa, sao cho cả hai bên phải và bên trái của nụ cười đều cân bằng.

Thành phần mô mềm trong thiết kế nụ cười

Sự lành mạnh của mô nướu: Các nướu hoạt động như khung cho răng ảnh hưởng đến thành công thẩm mỹ cuối cùng. Việc thiết lập chiều cao  lợi đúng cho từng chiếc răng cá nhân là chìa khóa trong việc tạo ra nụ cười hài hòa. Chiều cao nướu cổ răng nên đối xứng qua đường giữa. 

                               Hình 6: a, Đường viền lợi lý tưởng  b, Hiện diện của tam giác đen                        

            c, Mối tương quan trong miệng

Hình dạng đường viền nướu mỗi răng là dạng  nửa hình tròn hoặc nửa hình đối xứng, nhú nướu phải che phủ đến tận điểm tiếp xúc giữa hai răng để không có  hiện diện của tam giác đen (khoảng trống xuất hiện giữa đường viền nướu và điểm tiếp xúc giữ 2 răng liền kề).  

Đường cười

Đường cười đề cập đến một đường tưởng tượng theo các rìa cắn của răng trước hàm trên mà bắt chước độ cong của đường viền trên của môi dưới trong khi mỉm cười.  Nụ cười đảo ngược không được chấp nhận về mặt thẩm mỹ.

Đường môi không nên nhầm lẫn với đường cười. Nó đề cập đến vị trí của đường viền dưới của môi trên trong quá trình hình thành nụ cười. Trong điều kiện lý tưởng, viền nướu và đường môi nên đồng nhất hoặc lộ 1–2 mm mô nướu. Hiển thị 3–4 mm hoặc nhiều hơn của các mô nướu thường đòi hỏi phải tái tạo nha chu thẩm mỹ để đạt được kết quả lý tưởng.

KẾT LUẬN

Để tạo nên một nụ cười đẹp, hài hoà,  nhiệm vụ của nha sỹ cần chẩn đoán, phân tích cẩn thận, lắng nghe mong muốn của bệnh nhân.  Mục đích của thiết kế là đẩy thẩm mỹ tối ưu trong khi đó vẫn đảm bảo chức năng nhai. Điều này có nghĩa là nha khoa thẩm mỹ phải là một nhánh đa ngành, trong đó cần phối hợp của tất cả chuyên ngành khác như chỉnh răng, nha chu, phẫu thuật,…

Tác giả: ThS. Đàm Thu Trang – Bộ môn Nha khoa phục hồi