TRANG THÔNG TIN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Tên đề tài luận án tiến sĩ: “Thực trạng bệnh đường hô hấp, yếu tố liên quan và hiệu quả một số giải pháp can thiệp trên công nhân mỏ than Phấn Mễ, Thái Nguyên”
Chuyên ngành: Vệ sinh xã hội học và tổ chức y tế.
Mã số: 62720164
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Thanh Hoa
Người hướng dẫn khoa học:
Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Tiến Dũng
Hướng dẫn 2: GS.TS Đỗ Văn Hàm
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y - Dược Thái Nguyên
Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài đã mô tả khá đầy đủ thực trạng môi trường lao động, bệnh đường hô hấp và hiệu quả của giải pháp can thiệp tổng thể đến bệnh đường hô hấp ở công nhân khai thác than Phấn Mễ, Thái Nguyên.
1. Thực trạng môi trường lao động: Môi trường lao động của công nhân mỏ than Phấn Mễ, đặc biệt ở phân xưởng hầm lò bị ô nhiễm bởi nhiều yếu tố: vi khí hậu bất lợi, bụi, tiếng ồn. Tuy nhiên mức độ ô nhiễm không trầm trọng như nhiều nghiên cứu trước đây.
2. Bệnh đường hô hấp và một số yếu tố liên quan:
+ Bệnh viêm mũi họng chiếm tỷ lệ cao nhất: trung bình 73,64%; Bệnh viêm phế quản/phổi: 20,91%; Bệnh bụi phổi nghề nghiệp: 2,5%. Trên phim X - quang, hình ảnh tổn thương phổi gặp nhiều: 30,12%; tổn thương phế quản: 6,02%. Tỷ lệ suy giảm chức năng hô hấp: trung bình 18,18%.
+ Có mối liên quan giữa vị trí lao động bị ô nhiễm với bệnh viêm mũi họng, viêm phế quản; giữa đeo khẩu trang đúng quy chuẩn và bệnh viêm mũi họng, viêm phế quản ở công nhân; giữa thực hành dự phòng bệnh hô hấp và bệnh viêm mũi họng, viêm phế quản ở công nhân.
3. Các giải pháp can thiệp mang tính tổng hợp, có hiệu quả rõ rệt ở nhóm các bệnh cấp tính, đợt cấp tính và số lượt khám.
- Kiến thức, thực hành về dự phòng bệnh hô hấp của công nhân đạt hiệu quả can thiệp cao.
- Khả năng duy trì và nhân rộng mô hình các giải pháp can thiệp được khẳng định, công nhân và lãnh đạo mỏ than Phấn Mễ tham gia, hưởng ứng nhiệt tình.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng: Mô hình can thiệp giảm thiểu các bệnh đường hô hấp có thể được áp dụng tại các đơn vị lao động có các yếu tố nguy cơ tương tự.
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
- Vấn đề rất quan trọng cần tiếp tục nghiên cứu là cải thiện điều kiện lao động, ví dụ: giảm thiểu sự bất lợi của vi khí hậu, giảm thiểu ô nhiễm bụi môi trường.
- Giảm thiểu các bệnh nghề nghiệp khác: các bệnh xương, khớp nghề nghiệp, các bệnh da nghề nghiệp.
INFORMATION OF DISSERTATION
Title of dissertation: The status of respiratory diseases, related factors and effects results of some interventions on coal miners in Phan Me, Thai Nguyen. Speciality: Social Hygiene and Health Organization
Code number: 62.72.01.64
PhD. Candidate: Le Thị Thanh Hoa
Scientific Supervisors:
1. Assoc Prof. PhD Nguyen Tien Dung
2. Prof. PhD Do Van Ham
Training Institution: Thai Nguyen University of Medicine &Pharmacy, Thai Nguyen University
NEW CONTRIBUTIONS OF THE DISSERTATION
The dissertation adequately describes the current situation of the working environment, respiratory diseases and the effectiveness of the overall intervention to respiratory diseases in coal workers in Phan Me, Thai Nguyen.
1. The current situation of the working environment: The working environment of the workers in Phu Me coal mine, especially in the mines is contaminated by many factors: micro climate, dust, noise. However, the level of pollution is not as severe as many previous studies.
2. Respiratory disease and some related factors:
+ Rhinitis: the highest rate (average 73.64%); Bronchitis / Lung Disease: 20,91%; Occupational lung dust disease: 2.5%. In X-ray film, the image of lung injury encountered many: 30.12%; Bronchial lesions: 6.02%. Rate of decline of respiratory function: (average 18.18%).
+ There is a relationship between polluted work position with rhinitis, bronchitis; Between wearing standard masks and rhinitis, bronchitis in workers; Between practice prevention of respiratory disease and rhinitis, bronchitis in workers.
3. Integrated and effective interventions for acute, acute, and examinations.
- Knowledge and practice on prevention of respiratory disease among workers achieving high intervention effectiveness.
- Ability to maintain and replicate models of interventions have been confirmed, workers and leaders of coal mine Phan Me join in, enthusiastic response.
PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDES FOR FURTHES STUDIES
* Applications and Practical applicability: This model of intervention for minimizing respiratory diseases can be applied at mines with similar risk factors.
* Opening issues for further studies:
- It is very important to improve the working condition, for example: Disadvantagious micromate, dust pollution.
- How for decreasing the other occupational diseases: Skin diseases, bone disease, rheumatis.