Tên đề tài luận án tiến sĩ:“Nghiên cứu một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và chỉ số chống oxy hóa trong máu ở bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu”.
Chuyên ngành: Nội Tiêu hóa
Mã số: 62.72.01.43
Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn khoa học:
- Hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Quang Duật
- Hướng dẫn 2: PGS.TS Trịnh Xuân Tráng
Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Y - Dược Cơ sở đào tạo: Đại học Thái Nguyên
NHỮNG KẾT QUẢ MỚI CỦA ĐỀ TÀI
Nghiên cứu đã mô tả chi tiết về đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và các biểu hiện tổn thương mô bệnh gan học của bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu, điều đó giúp ích rất nhiều cho các thầy thuốc lâm sàng trong việc phát hiện và chẩn đoán bệnh một cách nhanh chóng. Kết quả nghiên cứu của luận án là tài lệu tham khảo rất có giá trị cho thực hành chẩn đoán và điều trị bệnh như: Tuổi trung bình mắc bệnh là 51,41 ± 9,69 năm, độ tuổi 40 – 49 chiếm 43,4 %. Các triệu chứng lâm sàng thường gặp là gan to (62,7%), vàng da (67,5%). Trung bình AST là 160,38 ± 92,44 U/L. Trung bình ALT là 62,93 ± 37,59 U/L. Tỉ lệ AST/ALT trung bình là 2,99 ± 2,01. Kết quả mô bệnh học gan phần lớn có gan nhiễm mỡ chiếm 92,8%, hay gặp là mức độ xơ hóa gan đáng kể (F ≥ F2) chiếm 63,9%. Bệnh nhân có những đặc điểm mô bệnh học đặc trưng của bệnh gan do rượu như: thoái hóa dạng bọt do rượu (84,3%), ty thể khổng lồ (63,4%), thể Mallory (60,2%). Nghiên cứu đã phân tích kỹ lưỡng và xác định được mối liên quan giữa một số triệu chứng lâm sàng hay gặp với một số chỉ tiêu cận lâm sàng. MDA có liên quan với mức độ gan nhiễm mỡ. SOD có liên quan với mức độ xơ hóa gan. TAS có liên quan với điểm Child-Pugh. Kết quả nghiên cứu là cơ sở khoa học giúp cho các thầy thuốc nâng cao hiệu quả điều trị bệnh góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
CÁC ỨNG DỤNG, KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRONG THỰC TIỄN, NHỮNG VẤN ĐỀ CÒN BỎ NGỎ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
* Các ứng dụng và khả năng ứng dụng:
- Góp phần bổ sung thông tin về hệ thống chống oxy hóa của cơ thể, là cơ sở khoa học cho việc khuyến cáo lựa chọn liệu pháp chống oxy hóa trong điều trị bệnh gan do rượu.
- Đề xuất sử dụng các dấu ấn sinh học đưa vào sử dụng trong lâm sàng để phát hiện stress oxy hóa.
* Những vấn đề bỏ ngỏ cần tiếp tục nghiên cứu:
- Cần nghiên cứu sâu hơn về hệ thống chống oxy hóa trong máu bệnh nhân mắc bệnh gan do rượu.
INFORMATION OF DISSERTATION
Title of dissertation: Clinical, paraclinical and antioxidants in serum research in patients with alchoholic liver disease.
Speciality: Gastroenterological Medicine
Code number: 62.72.01.43
PhD. Candidate: Le Thi Thu Hien
Scientific Supervisors:
- Assoc Prof. PhD Nguyen Quang Duat
- Assoc Prof. PhD Trinh Xuan Trang
Training Institution: Thai Nguyen University of Medicine & Pharmacy, Thai Nguyen University
SUMMARY OF NEW MAIN SCIENTIFIC CONTRIBUTION OF THE DISSERTATION
The research analyzed in detail the clinical and paraclinical features of ALD, thevisual aspect of the damage on histopathological, which benefit the doctor in term of detection and diagnosis. The result is a valuable reference for the practice of diagnosis and treatment of diseases. Patients in working age were often common: the average age was 51.41 ± 9.69 years, the age group of 40 - 49 years accounted for 43.4%. Common clinical symptoms are hepatomegaly (62.7%), jaundice (67.5%). Histopathological results were mostly fatty liver (92.8%). Fibrosis grade: Significant fibrosis (F ≥ F2) accounted for 63.9%. The patients had characteristic histopathological features of ALD such as foamy degeneration (84.3%), megamitochondria (63.4%), Mallory body (60.2%). The research carefully analyzed and figure out the relationship between the clinical features and some paraclinical outcomes. MDA was associated to steatosis grade. SOD was associated with fibrosis stage. TAS was associated with Child-Pugh score. The results are the basis which can help doctors in the treatment of patient with ALD, therefore improve the effectiveness of the treatment and the quality of patients life.
PRACTICAL APPLICABILITY AND THE NEEDES FOR FURTHER STUDIES
* Applications and practical applicability:
* Applications and practical applicability:
Contributing to the addition of information about the body's antioxidant system, which is the scientific basis for recommending the selection of antioxidant therapy in the treatment of alcoholic liver disease.
Proposing use of biomarkers for clinical practice to detect oxidative stress.
* Opening issues for further studies:
Further studies are necessary on the role of antioxidant indices in ALD patients.Additional study on antioxidants to the treatment regimen for patients with ALD.